Get Adobe Flash player
GIỚI THIỆU
Tin Mới Nhất

Monthly Archives: April 2022

CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH C

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa Phục Sinh hiện ra với Maria Mađalêna và nhắn gởi là sẽ gặp các môn đệ ở Galilê (Mt 28,10). Trong khi chờ đợi, họ trở về với nghề xưa, trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm tình thầy trò.

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (12)

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM C

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa nhật II phục sinh Giáo hội tuyên dương lòng thương xót Chúa. Thánh Gioan Phaolô II đã thiết lập lễ này đáp lại ý Chúa muốn qua thánh nữ Maria Faustina: "Ta muốn ngày lễ kính lòng thương xót là một trợ giúp và là nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, lòng thương xót của Ta sẽ rộng mở, Ta sẽ tuôn đỗ một đại duơng hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch lòng thương xót của Ta" (Tiểu nhật ký, số 699). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời vào đêm cuối tuần Phục Sinh đầu tiên (ngày 2 tháng 4 năm 2005). Lòng thương xót Chúa đã chiếu một luồng ánh sáng vào cái chết của một vị thánh thời đại.

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (11)

Lễ Phục Sinh

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Con người ở đời thường khởi sự bằng cái có: có địa vị,có quyền thế,có bằng cấp,có tiền của,có sức mạnh,có tài năng…mới làm nên chuyện. Nhưng Thiên Chúa lại thường khởi sự bằng cái không.Theo sách Sáng Thế,Thiên Chúa khởi sự từ cái hoang vu trống rỗng,không không “Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất,đất còn trống rỗng chưa có hình dạng,tối tăm bao trùm vực thẳm và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên nước” (St 1,1-2).

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (9)

SUY NIỆM TUẦN THÁNH

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Tuần Thánh là thời gian trọng nhất của năm Phụng vụ. Giáo Hội tưởng niệm những sự kiện đặc biệt của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Đọc bài Thương Khó nhiều lần, tôi dừng lại nơi cuộc táng xác Chúa và nghĩ về hai môn đệ âm thầm: Nicôđêmô và Giôxếp.

Việc táng xác Chúa đựơc cả bốn Phúc Âm tường trình; Giôxếp và Nicôđêmô an táng Chúa (x. Mt 27,57-61; Ga 19,38-42; Lc 23, 50-55; Mc 15, 42-47 ).

Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đau thương, Giôxếp người ở xứ Arimathê đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Sau đó ông cùng với Nicôđêmô táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ. Mộ đá còn mới của ông Giôxếp và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn nầy lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Lúc táng xác Chúa, có Bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Giôxêt chứng kiến (Mc 15,47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Mẹ, nhưng không thấy Phúc Âm nói đến.

Thật lạ lùng. Khi Chúa bị bắt, bị đánh đòn, bị sỉ nhục, các môn đệ trốn chạy hết (Mc 14, 50).

Dưới chân thập giá chỉ có Đức Mẹ, thánh Gioan, bà Maria vợ ông Cơlôpat và bà Maria Mađalêna (Ga 19, 25-26).

Lúc táng xác Chúa, cả bốn Phúc Âm chỉ nói tơi hai người trí thức Do thái: Giôxếp và Nicôđêmô. Ông Giôxếp đến xin Philatô và tháo xác, còn ông Nicôđêmô đem một trăm cân mộc dược trộn trầm hương để tẩm xác Chúa. Ông Giôxếp cho Chúa ngôi mộ của chính mình. Hai ông đều là thành viên Thượng Hội Đồng Tối Cao Do thái, có chức quyền và giàu có. Họ đã ái mộ Chúa từ lâu và dấu kín trong lòng. Đến khi Chúa chết, họ công khai biểu lộ lòng tin.

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (10)

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Sau một đêm thức trắng để cầu nguyện cùng Thiên Chúa, đến sáng Chúa Giêsu kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông gọi là Tông Đồ (Lc 6,12-13). Như thế Phêrô và Giuđa là những môn đệ được Chúa tuyển chọn. Hai ông được chọn và được sống, được huấn luyện để trở thành những chứng nhân rao giảng Tin Mừng. Những năm tháng chan chứa tình thầy trò đẹp làm sao. Cho đến những ngày cuối cùng, khi Chúa bước vào cuộc khổ nạn thì hai ông đã từng bước đi đến sa ngã thảm thương.

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (11)

LỄ LÁ

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Rembrandt, người Hoà Lan, sống vào thế kỷ 17, đó là bức tranh "ba thập giá". Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập giá của Chúa Giêsu nổi bật lung linh trong mầu nhiệm đau thương và cứu độ. Dưới chân thập giá là cả một đám đông, gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét…giữa nét đau khổ của hai tử tội, hận thù của đám đông là dung mạo Đấng Chịu Đóng Đinh hiền hòa chan chứa tình thương.

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (12)