Get Adobe Flash player
GIỚI THIỆU
Tin Mới Nhất

Monthly Archives: May 2022

Lễ Thăng Thiên

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Lễ Chúa Giêsu lên trời, Giáo Hội chọn làm ngày Quốc tế Truyền thông. Ngày nay, các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội phát triển rất nhanh. Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng. Chủ đề của Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 56 năm nay là “Hãy lắng nghe bằng con tim”. 

Lễ Thăng Thiên kính nhớ việc Chúa Giêsu “lên trời”, được cử hành vào ngày thứ 40 sau Lễ Phục Sinh (x. Mc 16, 19-20; Cv 1,1-11).

Sự kiện Chúa Giêsu thăng thiên đánh dấu việc Người trở về “nơi” mà Người đã hiện hữu trước khi nhập thể (x. Ga 3,13). Lễ này nói lên việc nhân tính của Người tiến vào trong vinh quang của Thiên Chúa một cách vĩnh viễn (x. Ga 16,28; 17,5). Nó đánh dấu sự kết thúc sứ mệnh hữu hình của Chúa Giêsu ở trần gian và khởi đầu sứ mệnh của Giáo Hội. Vào chính ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu đã được tôn vinh, được siêu thăng và “ngự bên hữu Chúa Cha” trong thân xác vinh quang của Người rồi. Tuy nhiên, theo trình thuật của Thánh Luca, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu còn hiện ra nhiều lần với các môn đệ trong khoảng thời gian 40 ngày. Đây là thời gian Chúa Giêsu dùng để khẳng định sự Phục Sinh của Người, củng cố niềm tin của các môn đệ, hoàn tất việc giảng dạy và sai các ông đi rao giảng Phúc Âm.Với biến cố thăng thiên, Chúa Giêsu không còn hiện diện trong thân xác hữu hình như trước kia, nhưng Người vẫn hiện diện với Giáo Hội cho đến ngày tận thế (x. Mt 28,20) theo phương cách mới – theo quyền năng của Chúa Thánh Thần, với tư cách là Chúa của vũ trụ (x. Pl 2,10-11). (x.Tiểu ban Từ vựng – UBGLĐT/HĐGMVN).

Chúa lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha. Theo Thánh Kinh, ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ. Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).

Chúa lên trời vì Người đã từ trời xuống: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Người không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa…Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).

Chúa lên trời với cung cách hiện diện mới, trao sứ vụ cho các Tông đồ và Giáo hội tiếp nối con đường hiệp hành “con đường Giêsu” để thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng yêu thương.

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (15)

CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH C

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa Nhật tuần trước, Phúc âm kể về những lời tâm huyết của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Phúc âm tuần này tiếp nối những lời tâm huyết ấy: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy”. Chúa Giêsu đã hứa rằng, dù vắng mặt, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện giữa các môn đệ và ban bình an cho các ông: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Sự hiện diện của người vắng mặt. Đó là cảm nghiệm mà chỉ có những người yêu nhau mới nhận ra mà thôi. Sau khi Phục sinh khải hoàn, Chúa Giêsu đã trở nên con người của mọi thời đại. Chúa hiện diện trong những ai yêu mến Ngài: “Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến ở lại với người ấy”. Chúa hiện diện trong những ai thực hành và giữ lời Ngài: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy… Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy”. Ngài hiện diện cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Cả Ba Ngôi cùng đến thăm và ở lại trong những ai yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ lời Ngài: "Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ…. Ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến… Đấng Phù Trợ, là Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con".

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (14)

CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH C

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em”. Đó là dòng chảy tình yêu từ nguồn cội Thiên Chúa Ba Ngôi tràn trào đến con người. Một tình yêu có khả năng mang lại sự sống và sức sống cho cuộc đời.

Khi sắp từ giã các môn đệ để bước vào khổ nạn, Chúa Giêsu trao cho họ những lời tâm huyết sau cùng: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".

Với ba câu Tin Mừng, Chúa Giêsu lặp lại điệp khúc: “Yêu thương nhau”. Chúa gợi lên ba lý do bổ sung cho nhau về đức yêu thương. Đó là lệnh truyền: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới”; Đó là gương mẫu: “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”; Đó là dấu chỉ: “Người ta sẽ nhận biết anh em nhờ tình yêu…”.

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (24)

CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH C

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Tập 1 của bộ sách “Phúc Âm trong dụ ngôn”, Cha Nguyễn Tầm Thường suy niệm về dụ ngôn “Mục Tử Nhân Lành”, với 8 đoản khúc xuyên suốt 117 trang sách từ trang 8 đến trang 125. Thật nhiều kiến thức thú vị bổ ích và những suy tư sâu sắc.

Chương 34 sách tiên tri Êdêkien đã báo trước về các loại mục tử khác nhau. Tất cả các loại mục tử này đã xảy ra trong thời Chúa Giêsu. Các mục tử bất xứng này còn được loan báo rộng rãi trong lời của tiên tri Isaia (56, 10-11) và Giêrêmia (10, 21-22; 50,6).

Chương 34 của sách Êdêkien dành riêng nói về các loại mục tử nhà Israel. Có thể chia ra thành ba mục đề:

  • Mục tử làm thuê
  • Mục tử tốt lành
  • Loan báo Đức Kitô

Chăn chiên là chủ đề từ Cựu Ước đến Tân Ước nói rất nhiều và rất chi tiết.

Xem chi tiết

Số lượt xem bài viết (14)