Giuse Nguyễn Văn Quýnh
1- Nhận thức là từ gốc Hán.
“Nhận” là hiểu; “thức” là biết.
“Nhận thức” là hiểu biết do khả năng suy luận, phán đoán mà có.
Thí dụ:
- Anh đã nhận thức được vấn đề.
- Nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Là thành viên của Gia Đình Phạt Tạ, tôi đã nhận thức được tình yêu vô bờ bến của Thánh Tâm Chúa.
2- Kiến thức là từ gốc Hán.
“Kiến” là thấy; “Thức” là biết.
“Kiến thức” là những hiểu biết có được nhờ học tập và từng trải.
Thí dụ:
- Vào Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu tôi đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức về đoàn thể ưu việt này.
- Giờ đây, tôi sẽ truyền thụ kiến thức về Thánh Tâm Chúa Giêsu cho các thế hệ trẻ.
Như vậy, “Nhận thức” và “Kiến thức” là hai từ có nghĩa khác nhau. Tuỳ theo văn cảnh mà ta dùng từ “Nhận thức” hay “Kiến thức”.